Máy phát điện nhập khẩu. Trong thời đại hiện đại hóa công nghiệp hóa tiêu thụ điện năng ngày càng lớn, máy phát điện đã trở nên cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện liên tục khi mất điện hoặc khi không có nguồn điện chính.
Chính sách nhập khẩu máy phát điện
– Theo quy định hiện hành, máy phát điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
– Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Căn cứ Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan.
=> Như vậy máy phát điện mã Hs 8501 thuộc quản lý của Bộ Công thương, không có chính sách gì đặc biệt.
Mã HS của máy phát điện
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Máy phát điện thuộc phần XVI, chương 85, phân nhóm 8501: Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện). Tùy thuộc vào cách thức hoạt động và công suất hoạt động của máy, mã Hs được xác định như sau:
Nhóm 8501 – Động cơ điện và máy phát điện.
- 85013150 — Máy phát điện 1 chiều (công suất không quá 750 W)
- 85013223 — Máy phát điện 1 chiều (Công suất trên 750W nhưng không quá 37.5KW)
- 85013233 — Máy phát điện 1 chiều (Công suất trên 37.5 KW nhưng không quá 75KW)
- 850161 — Máy phát điện xoay chiều (công suất không quá 750W)
- 850162 — Máy phát điện xoay chiều (công suất trên 75kVA nhưng không quá 375 kVA)
- 850163 — Máy phát điện xoay chiều (công suất trên 375kVA nhưng không quá 750 kVA)
- 850164 — Máy phát điện xoay chiều (công suất trên 750kVA)
Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan.
Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu máy phát điện
Tra cứu theo Biểu thuế 2023 và áp dụng theo chính sách hiện hành, thuế nhập khẩu máy phát điện được xác định như sau:
- Thuế nhập khẩu: 4,5 – 37,5% (Áp dụng theo từng mã Hs)
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 3-25%
- Thuế VAT 10%
- ACFTA: 0% (Theo Hiệp định thương mại tự do)
Thủ tục nhập khẩu máy phát điện
Sau khi đã biết được chính sách nhập khẩu thì hãy bắt tay vào việc chuẩn bị hồ sơ thông quan. Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy phát điện sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT–BTC(sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) bao gồm:
- Contract
- Packing list
- C/O form E
Tờ khai hải quan và chứng từ khác (nếu có)
Từ khóa tìm kiếm : máy phát điện sayide, máy phát điện 24v chạy xăng, máy phát điện 24v, máy phát điện honda gx390, máy phát điện yuchai, giá máy phát điện honda gx390, máy phát điện nội địa trung quốc, máy phát điện quay tay, máy phát điện gx390, máy phát 24v, máy phát sayide, áy phát điện năng lượng mặt trời 220v, máy phát điện zongshen, máy phát điện honda eu22i, máy phát điện năng lượng mặt trời 1000w, máy phát điện wuling, máy phát điện dongfeng, máy phát điện huanneng