Tay nắm cửa (TNC) có nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau được sản xuất từ các vật liệu chất lượng cao như thép không gỉ, đồng, nhôm, kẽm, và các loại hợp kim khác… Tay nắm cửa nhập khẩu cũng được thiết kế để phù hợp với các kiểu dáng và phong cách khác nhau của cửa. Ví dụ như tay nắm cửa đơn giản và trang nhã thích hợp với cửa gỗ truyền thống, trong khi tay nắm cửa hiện đại hơn phù hợp với cửa kính hay cửa nhôm.
TNC được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm chất liệu, kiểu dáng, phong cách, màu sắc và công năng. Dưới đây là một số phân loại TNC phổ biến: Phân loại theo chất liệu: TNC có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, thép không gỉ, nhôm, kẽm, hợp kim và các loại nhựa tổng hợp. Phân loại theo kiểu dáng: TNC có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau như TNC cửa vòm, TNC côn, TNC đứng, TNC xoay, TNC đôi, TNC tròn,… Phân loại theo phong cách: TNC cũng có thể được phân loại theo phong cách truyền thống, hiện đại, đơn giản, hoặc phong cách trang trí. Phân loại theo màu sắc: TNC có thể được phủ một lớp sơn để tạo màu sắc khác nhau như đen, trắng, nâu, xám, vàng, bạc, đồng, đỏ, xanh, … Phân loại theo công năng: TNC có thể được thiết kế để có các chức năng khác nhau như TNC có khóa, TNC có tay cầm vặn để mở cửa, TNC có chức năng giữ cửa, …
TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU TAY NẮM CỬA
Quy định về chính sách nhập khẩu tay nắm cửa
Theo quy định hiện hành, tay nắm cửa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu về Việt Nam nên doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này về nước. Sản phẩm tay nắm cửa cũng không thuộc quản lý chuyên ngành của các Bộ nên không có yêu cầu hay chính sách gì đặc biệt. Vì vậy, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu tay nắm cửa về nước như bình thường theo quy định. Về cơ bản, thủ tục nhập khẩu mặt hàng này sẽ được thực hiện tương tự hàng hóa thông thường.
Mã HS của mặt hàng tay nắm cửa
Việc tra cứu mã HS cần được thực hiện bởi những người hiểu về nghiệp vụ này. Bởi mỗi loại hàng nhập về phải căn cứ vào nhiều đặc điểm, tính chất,… mới có thể xác định được mã HS.
Đối với mặt hàng tay nắm cửa, đây là sản phẩm có mã HS thuộc Chương 83 – Hàng tạp hóa làm từ kim loại cơ bản. Cụ thể, bạn có thể tham khảo phân nhóm và mã hàng sau (áp dụng với tay nắm cửa dùng cho nội thất):
- 8302: Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự bằng kim loại cơ bản dùng cho đồ nội thất, cho cửa ra vào, cầu thang, cửa sổ, mành che, thân xe (coachwork), yên cương, rương, hòm hay các loại tương tự; giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự bằng kim loại cơ bản; bánh xe đẩy (castor) có giá đỡ bằng kim loại cơ bản; cơ cấu đóng cửa tự động bằng kim loại cơ bản.
- 83024290: – – – Loại khác
Thủ tục nhập khẩu tay nắm cửa
Về hồ sơ hải quan, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư có thể kể tên một số giấy tờ, chứng từ gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
- Sales contract – Hợp đồng mua bán
- Bill of Lading – Vận đơn
- Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Giấy phép nhập khẩu
- Các chứng từ khác (nếu có)
Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu
Với mặt hàng tay nắm cửa có mã HS như chúng tôi đưa ra tham khảo, mức thuế cụ thể phải nộp là:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
Mức thuế này có thể thay đổi tùy vào quy định hiện hành trong từng thời điểm nhập khẩu.
Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể không còn phù hợp do những thay đổi trong quy định, chính sách hiện hành tại thời điểm nhập khẩu.